VIÊM NƯỚU TRIỂN DƯỠNG

VIÊM NƯỚU TRIỂN DƯỠNG

VIÊM NƯỚU TRIỂN DƯỠNG

I. CHẨN ĐOÁN VIÊM NƯỚU TRIỂN DƯỠNG:

1.1. Triệu chứng

• Chảy máu nướu tự phát hay khi có kích thích.

• Vôi răng nhiều.

• Nướu viêm triển dưỡng tạo túi nướu giả 3 – 4 mm.

1.2. Chẩn đoán xác định: Viêm nướu triển dưỡng.

II. ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU TRIỂN DƯỠNG:

2.1. Chỉ định:

– Phẫu thuật tái tạo nướu.

2.2. Phác đồ điều trị:

– Khám và làm bệnh án.

– Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC (có thể có TQ, TCK, thử đường huyết nếu cần) (tùy theo cơ địa bệnh nhân mà có chỉ định cần thiết)

– Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

– Cạo vôi răng.

– Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%.

– Đo đáy túi nướu giả.

– Bấm điểm chảy máu.

– Tái tạo viền nướu (loại bỏ mô hạt viêm).

– Bơm rửa với dung dịch NaCl 9 %0.

– Đắp bột băng nha chu.

– Thời gian điều trị: 01 ngày.

– Tái khám sau 06 ngày.

Thuốc dùng trong điều trị: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.

– Kháng sinh:

• Cephalexin 500mg:

 ❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần/ ngày (uống). 

❖ Dùng từ 5 – 7 ngày tùy từng trường hợp. 

❖ Spiramycin 750.000 UI + Metronidazol 125mg: 

❖ Liều thường dùng cho người lớn: 2 viên X 3 lần/ ngày (uống). 

❖ Dùng từ 5 – 7 ngày tùy từng trường hợp.

– Kháng viêm:

• Dexamethasone 0,5mg:

 ❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần/ ngày (uống).

 ❖ Dùng khoảng 3-6 ngày tùy từng trường hợp nhiễm trùng nặng hay nhẹ.

 ❖ Chống chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp….

– Giảm đau:

• Paracetamol 500 mg (viên nén, viên sủi):

 ❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần/ ngày (uống).

 ❖ Dùng khoảng 3 ngày hoặc nhiều ngày hơn tùy từng trường hợp.

• Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg:

 ❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần/ ngày (uống).

 ❖ Dùng khoảng 3 ngày hoặc nhiều ngày hơn tùy từng trường hợp.

 ❖ Chống chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, hội chứng polyp mũi, tiền sử phù mạch…

– Kem đánh răng.

– Nước súc miệng.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

U NANG VÙNG HÀM MẶT
Bệnh răng hàm mặt
U NANG VÙNG HÀM MẶT

I. CHẨN ĐOÁN: 1.1. U nang lành tính trong mô mềm: 1.1.1. Dấu hiệu lâm sàng: – Khối sưng lùng nhùng hay giới hạn rõ. – Phát triển chậm. – Sờ mềm, chắc, di động. – Không đau (trừ khi bị nhiễm trùng thứ phát). – Có hay không có …

VIÊM TỦY ( ĐIỀU TRỊ CHO RĂNG VĨNH VIỄN)
Bệnh răng hàm mặt
VIÊM TỦY ( ĐIỀU TRỊ CHO RĂNG VĨNH VIỄN)

I. CHẨN ĐOÁN 1.1. Lâm sàng: – Đau khi có kích thích: nóng, lạnh, chua, ngọt, khi ăn nhai… hết kích thích hết đau. – Đau liên tục, uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. – Khám trong miệng: • Răng sâu lớn, mô mềm xung quanh răng có biểu …

ÁP XE RĂNG TÁI PHÁT
Bệnh răng hàm mặt
ÁP XE RĂNG TÁI PHÁT

I. CHẨN ĐOÁN: 1.1 Lâm sàng: – Tiến triển nhanh từ nhẹ đến sưng nhiều – Đau dữ dội khi gõ và sờ – Răng bị lung lay và trồi cao hơn – Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốt. 1.2 Cận lâm sàng: X-Quang :có vùng thấu quang quanh …