Vật lý trị liệu trong bệnh da liễu y học da liễu việt nam

Vật lý trị liệu trong bệnh da liễu

  1. Điện phân

Cơ chế là dùng dòng điện một chiều điện thế thấp để đưa một số thuốc vào cơ thể dưới dạng ion. Dung dịch thuốc dùng điện phân cần được hòa tan trong nước hoặc cồn với tỉ lệ 1 đến 2% hoặc 10% tùy từng loại. ảnh hưởng của dòng điện và thuốc không thể tách rời nhau. Các cation từ cực dương và các anion từ cực âm vào cơ thể có tác dụng tùy theo từng loại ion.

  1. Dòng điện cao tần
  • Dòng điện Arsoval có tần số từ 1.500.000-2.000.000 dao động/giây, điện thế 100 kv, cường độ vài mA có khả năng cung cấp nhiệt năng cho tổ chức và lan tỏa nhiệt vào trong cơ thể, vì vậy tác dụng giảm đau rõ rệt. ứng dụng trong điều trị bệnh xơ cứng bì, bệnh da có rối loạn dinh dưỡng, lạnh tím đầu chi…phương pháp là áp điện cực vào vùng da tổn thương từ 5-10 phút/ngày một đợt từ 12-15 ngày. Dòng điện cao tần còn được ứng dụng để đốt các thương tổn sùi ở bệnh da liễu.
  • Điện nhiệt: có tần số cao hơn. Điện cực là những tấm chì đặt trực tiếp lên da, khi máy làm việc nhiệt năng xuất hiện trong tổ chức, không phải do dẫn nhiệt mà do dao động đặc biệt của dòng điện, tác dụng giảm đau, chống co thắt và dinh dưỡng.
  1. Siêu âm

Tần số siêu âm được sử dụng trong y học là 800.000 đến 3.000.000 dao động/giây.

Khi áp đầu máy siêu âm lên da, những dao động được truyền từ thành ống đến các tổ chức làm cho các tổ chức bị rung động như được xoa bóp bằng những vật thể nhỏ nên ảnh hưởng đến các tổ chức bị xơ hóa, quá sừng… siêu âm còn ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và ngoại biên áp dụng điều trị bệnh Raynaud, tê dại đầu chi.

  1. Tia Rơnghen

Trong điều trị thường áp dụng tia mèm (bước sóng dài, hấp thu nông trên da). Tác dụng xuất hiện từ vài giờ đến 21 ngày, ảnh hưởng đến toàn trạng bệnh nhân.

Tia Ronghen thường chiếu tại chỗ cho các u ngoài da, niêm mạc, bệnh nhân chàm mạn tính, viêm da thần kinh… chỉ định từ 1 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng đến 1 năm.

Chỉ sử dụng phương pháp này khi các phương pháp không có kết quả vì dễ xảy ra tai biến viêm da cấp hoặc mạn tính.

  1. Tia cực tím

Là thành phần của chùm ánh sáng mặt trời gồm hai loại được sử dụng trong điều trị:

  • Tia cực tím B: có bước sóng trung bình từ 315-280 nm. Dưới tác dụng của tia UVB trong tổ chức tế bào phát sinh sự thay đổi sinh vật học là tăng chất histamin, các chất trung gian gần giống acetylcholin. Những biến đổi qua thể dịch tác dụng lên cơ thể  gây phản ứng chủ yếu ở hệ thần kinh thực vật làm tăng calci, phospho trong máu, làm hạ đường huyết. Uvb còn có tác dụng làm tăng bài tiết chất bã và mồ hôi, tạo vitamin D2, làm chóng lên da non và kích thích mọc tóc, với liều lượng mạnh có tác dụng diệt khuẩn.
  • Tia cực tím A: có bước sóng 315 đến 450 nm, chỉ có tác dụng khi điều trị kết hợp với psoralen nên gọi là PUVA. UVA có tác dụng kìm hãm tế bào, vì vậy sử dụng trong dày sừng trượng bì và thâm nhiễm tế bào trung bì nông, có tác dụng trên tế bào lympho và đa nhân, kích thích tạo sắc tố, áp dụng điều trị bệnh vảy nến, bạch biến….
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …