U HẠT VÒNG (GRANULOMA ANNULARE)

U HẠT VÒNG (GRANULOMA ANNULARE)

I. ĐẠI CƯƠNG

– U hạt vòng là một bệnh da lành tính, mạn tính, thường không triệu chứng cơ năng, tổn thương ở lớp bì.

– Dạng điển hình: thương tổn cơ bản là sẩn, xếp thành chuỗi hình tròn hoặc vòng cung, thường ở mu bàn tay, bàn chân, cùi chỏ, đầu gối. Ngoài ra, còn có dạng toàn thân, dưới da, dạng loét và dạng mảng.

– Tỷ lệ nữ: nam = 2:1.

– Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, không liên quan với chủng tộc và vùng địa lý.

Thỉnh thoảng yếu tố gia đình đã được ghi nhận: xuất hiện ở những đứa trẻ sinh đôi, anh chi em ruột.

– Dạng khu trú và dưới da thường xảy ra ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi. Dạng toàn thân thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn.

– Hầu hết các trường hợp u hạt vòng khu trú tự lành trong vòng 2 năm.

II. YẾU TỐ NGUY CƠ 

– Nhiễm trùng và sự hình thành miễn dịch: U hạt vòng có thể xuất hiện trên vết sẹo

Zona, sau khi bị thủy đậu, sau chích ngừa uốn ván. Đặc biệt u hạt vòng dạng toàn thân

có liên quan với nhiễm HBV, HCV, HIV

– Ánh nắng mặt trời: U hạt vòng xuất hiện ở những vùng phơi nắng và tái phát theo mùa.

– Thuốc: Phản ứng thuốc giống u hạt vòng ở những người được điều trị với Allopurinol, Amlodipine, thuốc ức chế kênh Calci (Calcium channel blockers )

– Tiểu đường và bệnh lý tuyến giáp: Mối liên quan giữa u hạt vòng và tiểu đường đang còn bàn cãi. U hạt vòng cũng xuất hiện trên bệnh nhân bị viêm tuyến giáp, giảm năng tuyến giáp, u tuyến giáp.

– Ung thư: U hạt vòng có mối liên quan với u lympho Hodgkin và non-Hodgkin, bao gồm bệnh tế bào B (B-cell disease), u lympho tế bào T (T-cell lymphoma).

III. CHẨN ĐOÁN 

1. Lâm Sàng

– Triệu chứng cơ năng: Thường không triệu chứng hoặc ngứa nhẹ, không đau

– Triệu chứng thực thể: Thương tổn cơ bản là sẩn, thỉnh thoảng có dạng nốt, sắp xếp thành hình tròn hay vòng cung, ly tâm.

2. Dạng Lâm Sàng

2.1. U Hạt Vòng Khu Trú + Thường gặp nhất.

+ Sẩn sắp xếp thành hình tròn hay vòng cung, đường kính từ 1-5 cm.

+ Màu da hoặc hồng đỏ, hơi tím, bề mặt nhẵn bóng.

+ Bờ sang thương chắc, có thể sờ thấy được.

2.2. U Hạt Vòng Toàn Thân

+ Chiếm 8-15% các trường hợp.

+ Thường gặp ở người lớn.

+ Thương tổn lan rộng thành những mảng lớn, có bờ hình vòng cung và ngoằn ngoèo.

2.3. U Hạt Vòng Dưới Da + Thường gặp ở trẻ em.

+ Thương tổn: nốt chắc, cứng, đường kính từ 6 mm tới 3,5 cm, nằm sâu ở bì và mô dưới da, nhiều khi tới lớp cơ. Nếu ở da đầu và ổ mắt, nốt có thể ăn sâu tới tận màng xương.

2.4. U Hạt Vòng Dạng Loét + Hiếm gặp.

+ Sẩn có rốn lõm ở trung tâm, loét, rỉ dịch, đóng mài. Khi lành để lại sẹo teo hoặc tăng sắc tố.

+ Có thể kèm ngứa và đau.

+ Thường kết hợp với tiểu đường.

3. Giải Phẫu Bệnh

– U hạt vòng là viêm da u hạt đặc trưng bởi thoái hóa trung tâm của sợi tạo keo (collagen) và sợi đàn hồi (elastic), lắng đọng mucin, thâm nhiễm lympho bào và mô bào ở quanh mạch và mô kẽ. Tổn thương ở lớp bì trên và bì giữa.

– Hình ảnh mô học đặc trưng của u hạt vòng là sự hiện diện của mô bào với một trong 3 kiểu sau:

+ Kiểu 1: hay gặp nhất (chiếm khoảng 70%): thâm nhiễm ở mô kẽ: mô bào phân bố rải rác ở giữa những sợi tạo keo. Sợi tạo keo thoái hóa ít, nhưng sự lắng đọng mucin giữa những bó collagen lại là đặc điểm nổi bật.

+ Kiểu 2 ( chiếm 25%): rõ ràng hơn và dễ chẩn đoán. Gồm mô bào và lympho bào bao xung quanh lớp u hạt và trong cùng là mô liên kết với trung tâm bị thoái hoa. Mucin lắng đọng nhiều hơn. Hiện diện cả tế bào bạch cầu đa nhân

+ Kiểu 3: hiếm gặp. Gồm những hạt mô bào dạng biểu mô

IV. ĐIỀU TRỊ 

1. Điều Trị Tại Chỗ:

Thường sử dụng trong u hạt vòng khu trú.

1.1. Thuốc Bôi:

– Corticosteroid có hoặc không có băng ép

– Tacrolimus 0,1% ointment: 2 lần/ngày và xoa bóp nhẹ. Việc điều trị nên được tiếp tục thêm 1 tuần sau khi hết dấu hiệu và triệu chứng bệnh.

– Pimecrolimus cream: bôi ngoài, 2 lần /ngày

– Imiquimod 5% cream: bôi ngoài, có thể bôi 3 lần/tuần hoặc theo chỉ định của bác sỹ

1.2. Chích Trong Thương Tổn:

Triamcinolone 2,5 – 3 mg/mL

2. Điều Trị Toàn Thân

Sử dụng thuốc uống cho dạng u hạt vòng toàn thân. Chọn một trong các thuốc sau:

Thuốc

Liều dùng Thời gian dùng

Theo dõi

Dapson

100 mg/ ngày đến khi sang thương lành, tối đa 15 tháng

Công thức máu, hồng cầu lưới

Doxycycline

100 mg/ ngày x 12 tuần

 

Rifamycin,

600 mg/ ngày

 

Ofloxacin,

Minocycline

400 mg/ngày 100 mg/ngày uống 3- 5 tháng

 

Chloroquin

Hoặc

Hydroxycloroquin

3mg/ kg/ ngày 6 mg/ kg/ ngày x 4 tháng

Soi đáy mắt

Isotretinoin

0,5- 1mg/ kg/ ngày, tới khi liều tích lũy đạt được 120 -150 mg/kg

Lipid máu, Chức năng gan

Cyclosporine

4 mg/ kg/ ngày x 4 tuần, sau đó giảm 0,5 mg/ kg/ ngày mỗi 2 tuần

Huyết áp,

Công thức máu, Chức năng gan và thận

Methotrexate

15 mg/ tuần x 6 tuần

Công thức máu Chức năng gan và thận

Allopurinol

300 mg x 2 lần/ ngày x 2- 6 tháng

Phản ứng dị ứng thuốc

3. Điều Trị Khác

– Quang liệu pháp.

– Đốt điện, đốt laser CO2.

– Thương tổn có thể tự lành sau khi cắt sinh thiết da.

– Phẫu thuật.

V. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG

– U hạt vòng dạng khu trú thường tự lành không để lại di chứng.

– Thương tổn lành trong vài tuần hoặc tồn tại dai dẳng nhưng thường biến mất trong vòng 2 năm.

– 40% các trường hợp tái phát ngay tại vị trí ban đầu, nhưng 80% trong số đó lại tự lành.

– U hạt vòng dạng loét có thể để lại sẹo.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …