Triệu chứng và mô bệnh học, chẩn đoán của bệnh chàm

Triệu chứng và mô bệnh học, chẩn đoán của bệnh chàm

  1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chàm
    • Tổn thương cơ bản

Tổn thương cơ bản là những mụn nước nhỏ li ti như đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám trên nền dát đỏ không thâm nhiễm, giới hạn không rõ và tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ban đỏ: nền da đỏ hơi phù nề, viêm, bề mặt có những hạt nhỏ li ti gợn dưới tay nhưng mắt thường không nhìn thấy được.
  • Giai đoạn mụn nước: trên vùng da đỏ đó, sau vài giờ đến vài ngày thấy xuất hiện những mụn nước nông chứa dịch trong.
  • Giai đoạn chảy nước: mụn nước dập vỡ hoặc do gãi, nước chảy liên tục từ các lỗ nhỏ li ti gọi là giếng chàm.
  • Giai đoạn đóng vả tiết: dịch tiết, thanh tơ huyết khô lại đóng thành vảy tiết trong hoặc màu vàng chanh.
  • Giai đoạn bong vảy và da trở về bình thường: vảy tiết bong đi để lại nền da láng nhẵn màu đỏ hồng sau đó nhạt màu dần.

Đới với chàm mới thì màu sắc da sẽ trở lại bình thường không để lại sẹo. Trường hợp chàm tiến triển lâu da sẽ dày, kèm theo ngứa rát dai dẳng, càng ngứa bệnh nhân càng gãi, càng làm thương tổn dày lên, thâm lại gây nên hiện tượng Lichen hóa hoặc hằn cổ trâu.

  1. Mô bệnh học của bệnh chàm

Khi làm mô bệnh học tại vùng thương tổn thấy có các đặc điểm như sau:

  • Có hiện tượng xốp bào ở thượng bì: tại lớp Malpighi có một số tế bào tách nhau làm cầu nối tương bào giữa các tế bào bị kéo dài, tế bào biến dạng nằm trong vùng dịch.
  • Có sự thoát dịch và bạch cầu vào lớp thượng bì gây phù nội và ngoại bào, chất dịch tích tụ ở khoảng gian bào (giữa các tế bào gai) lớn dần lên tạo nên mụn nước.
  • ở trung bì: mao mạch giãn nở, phù, có hiện tượng xung huyết.
  1. Cận lâm sàng
  • Các xét nghiệm tìm dị nguyên: test áp bì, phản ứng kết tủa trên thạch
  • Các xét nghiệm khác:

Xét nghiệm coong thức máu: có bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu ái toan tăng cao.

Định lượng IgE máu: tăng IgE toàn phần

Định lượng tế bào lympho: tăng số lượng lympho B.

  1. Chẩn đoán bệnh chàm
  • Chẩn đoán xác định:

Dựa vào tiền sử của bệnh nhân, các thương tổn trên lâm sàng

Làm một số xét nghiệm: công thức máu, tìm IgE, test áp bì để xác định dị nguyên gây bệnh

chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng.

  • Chẩn đoán phân biệt:

Tùy theo từng thể chàm mà có chẩn đoán phân biệt khác nhau: chẩn đoán phân biệt với các bệnh da có mụn nước như bệnh zona, bệnh nấm da, bệnh Herpes… bệnh sẩn ngứa và các bệnh da khác bị chàm hóa.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …