Tổn thương cơ bản nổi cao trên mặt da y học da liễu

Tổn thương cơ bản nổi cao trên mặt da

  1. Tổn thương nổi cao và lỏng
    • Mụn nước

Tổn thương nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt tấm, hạt kê (kích thước =< 3mm), bên trong chứa nước, mụn nước nằm ở thượng bì.

Mụn nước khi dập vỡ sẽ đóng vẩy tiết trong, khi lành không để lại sẹo.

Ví dụ: mụn nước trong bệnh chàm, bệnh ghẻ, bệnh nấm…

  • Bọng nước

Hình bán cầu, kích thước lớn hơn mụn nước, thường bằng hạt đỗ, hạt ngô hoặc to hơn (từ 3 mm trở lên). Bọng nước có thể nằm ở lớp gai của thượng bì, khi lành không để lại sẹo hoặc có thể ở trung bì khi lành để lại sẹo. Khi bọng nước dập vỡ sẽ đóng vẩy tiết.

Ví dụ: bọng nước trong bệnh chốc, bệnh Dhring…

  • Mụn mủ

Hình bán cầu nổi trên da, giống mụn nước hoặc bọng nước nhưng chứa mủ, thương tổn có thể ở thượng bì hoặc trung bì.

Ví dụ: mụn mủ trong viêm nang lông hoặc nhọt.

  1. Tổn thương nổi cao và chắc
    • Sẩn phù

Được hình thành ở nhú bì do dịch huyết thanh thoát vào các kẽ gian bào làm mặt da nổi cao văng phồng thành từng mảng, có thể có màu đỏ hoặc màu trắng bệch. Tổn thương có đặc điểm xuất hiện nhanh, mất đi cũng nhanh và không để lại dấu vết gì khi khỏi. Sẩn phù là tổn thương chính trong bệnh mày đay.

  • Sẩn

Hình bán cầu, hình chóp hay hình chóp cụt, nổi cao trên mặt da. Kích thước có thể bằng hạt tấm, hạt đỗ hay hạt ngô. Sẩn xuất hiện do tăng sinh ở thượng bì hoặc do thâm nhiễm tế bào ở nhú bì vì vậy có mật độ chắc, khi khỏi sẩn không để lại sẹo. Khi trên bề mặt sẩn có mụn nước hoặc phù nề gọi là sẩn huyết thanh, khi sẩn tăng sinh sâu xuống trung bì tạo thành cục cứng ở da gọi là sẩn cục.

Ví dụ: sẩn trong bệnh ngưa, bệnh giang mai, sẩn do côn trùng đốt…

  • Củ

Hình thành do sự tập trung thâm nhiễm tế bào ở lớp sâu của trung bì tạo thành tổn thương chắc nổi gồ cao trên mặt da, trong quá trình tiến triển có hiện tượng hoại tử nên có vết loét và để lại sẹo khi khỏi.

Ví dụ: củ trong bệnh phong, bệnh lao…

  • Cục và gôm

Hình thành do tăng sinh và thâm nhiễm tế bào ở trung bì hoặc hạ bì, dưới da tạo nên thương tổn nổi cao hình bán cầu và chắc to bằng hạt đỗ, hạt ngô hoặc to hơn, tiến triển thường loét và để lại sẹo. Gôm giống như cục nhưng tiến triển chậm hàng tháng và trải qua 4 giai đoạn: cứng, mềm, loét và thành sẹo.

Ví dụ: cục trong bệnh sẩn cục… gôm trong bệnh giang mai, bệnh lao…

  • Sùi thịt

Xuất hiện do quá sản của lớp tế bào gai hoặc của nhú bì, thương tổn sùi cao trên amwjt da trông giống như mào gà, như hoa súp lơ.

Ví dụ: sùi mào gà, u nhú lành tính…

  1. Thương tổn nổi cao trên mặt da và dễ rụng
    • Vảy da

Do những phiến sừng mất liên kết với nhau bong ra tạo thành vay, bong vảy sinh lý không nhìn thấy được, bong vẩy bệnh lý, vảy to nhìn thấy được.

  • Vảy tiết

Được hình thành do chất dịch, huyết thanh khô lại tùy theo loại dịch mà có màu sắc khác nhau: vàng chanh do huyết thanh, vàng mật ong do mủ, đỏ thẫm hoặc nâu đen do máu.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …