Tổn thương cơ bản bằng phẳng và thấp hơn mặt da

Tổn thương cơ bản bằng phẳng và thấp hơn mặt da

  1. Tổn thương bằng phẳng với mặt da

Tổn thương bằng phẳng với mặt da là các tổn thương chỉ làm thay đổi màu sắc trên da bao gồm các loại tổn thương sau:

  • Dát đỏ

Dát đỏ được hình thành do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở da hoặc hiện tượng giãn mạch xung huyết đơn thuần, các mạch máu dưới da giãn nở, lượng máu đến da nhiều hơn bình thường ánh lên mặt da nên ta thấy đỏ.  Nếu hồng cầu không thoát ra khỏi lòng mạch gọi là dát xung huyết, nếu hồng cầu thoát ra khỏi mạch gọi là dát xuất huyết. Phân biệt hai loại dát trên làm nghiệm pháp ân kính: nếu mất màu là dát xung huyết còn nếu không mất màu là dát xuất huyết.

Ví dụ: dát đỏ trong bệnh dị ứng, phát bn do virus, ban do dị ứng thuốc, bớt máu bẩm sinh, ban đỏ trong bệnh xuất huyết dưới da…

  • Dát thâm

Dát thâm được hình thành do sự tăng sinh sắc tố melanin tại chỗ ở da, có thể thâm ngay từ đầu hoặc sau một bệnh da khác.

Ví dụ: dát thâm trong bệnh da nhiễm độc, bớt sắc tố, tàn nhang, thâm da thứ phát…

  • Dát trắng

Dát trắng được hình thành do mất hoặc giảm sắc tố melanin tại chỗ.

Ví dụ: dát bạch biến, dát trong bệnh phong, dát trong bệnh lang ben…

  • Dát nhiễm dị vật

Dát nhiễm dị vật hay xuất hiện ở những người tiếp xúc nhiều và lâu dài với hóa chất, dầu mỏ, than đá. Dị vật vào qua lỗ chân lông dần dần ngấm sâu vào da. Ngoài ra còn xuất hiện ở những người xăm da.

  • Bớt bẩm sinh

Bớt bẩm sinh là tổn thương phát sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bớt có nhiều loại màu sắc khác nhau tùy theo từng người và thay đổi hình dáng, kích thước theo thời gian, thường là bằng phẳng hoặc cũng có thể gồ cao so với mặt da.

Ví dụ: bớt sắc tố, bớt máu…

  1. Tổn thương thấp hơn mặt da
    • vết trợt

chỉ mất một phần lớp thượng bì hoặc một phần niêm mạc, rất nông, màu đỏ, rỉ dịch huyết thanh, khi kanhf không để lại sẹo.

Ví dụ: vết trợt trong bệnh giang mai I, trợt do mụn nước, bọng nước vỡ…

  • Vết loét

Tổn thương làm mất một phần da, niêm mạc sâu đến trung bì, hạ bì hoặc sâu hơn, đáy có mủ hoặc máu, khi lành để lại sẹo.

Ví dụ: ;loét trong bệnh chốc loét, loét lao…

  • Vết xước

Tổn thương do mất một phần của da thành một đường hoặc một vệt nhỏ gọn thường do vật nhọn tác động vào.

  • Vết nứt

Vết nứt xuất hiện do mất tính đàn hòi của da làm cho da căng và nứt, thường xảy ra ở bệnh lý da dày và khô da.

Ví dụ: nứt ở bệnh dày sừng, á sừng bàn tay, bàn chân

  • Vết teo da, giãn da

Do mất tính đàn hồi, da mất độ chun giãn, làm tổn thương thấp hơn mặt da, mất lớp biểu mô gặp trong bệnh teo da bẩm sinh, teo da tự phát hoặc ở thanh niên lớn nhanh, da bụng phụ nữ sau khi sinh…

  • Sẹo

Sẹo là tổ chức liên kết thay thế lớp tế bào đã bị mất ở vết loét, vết nứt sâu. Nó thể hiện sự ổn định của tổn thương. Sẹo thường lõm thấp hơn mặt da cũng có thể bị lồi cao trên da như bệnh sẹo lồi.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …