Tiến triển và biến chứng của bệnh chàm bệnh da liễu

Tiến triển và biến chứng của bệnh chàm

  1. Tổng quan về bệnh chàm
  • Bệnh chàm lấy từ gốc Hi Lạp là Eczeo chỉ những tổn thương là mụn nước có xu hướng ăn sâu vào da. Bệnh được biết từ hai thế kỉ trước công nguyên ới sự hiểu biết về căn nguyên là do sự rối loạn một số yếu tố ngay trong cơ thể bệnh nhân như: rối loạn thần kinh, rối loạn trao đổi chất, dị ứng, rối loạn chuyển hóa…. nhưng khi có một yếu tố tác động từ ngoài vào thì người ta không giải thích được.
  • Ngày nay người ta đã xác minh được bệnh sinh ra ở những người có yếu tố cơ địa dị ứng dưới sự tác động của những yếu tố dị nguyên nội sinh hoặc ngoại sinh.
  • Chàm là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, chiếm đến 20-25% trong số các bệnh ngoài da đến khám tại các phòng khám da liễu và cũng là một trong những bệnh da nghề nghiệp thường gặp. Bệnh gặp ở cả hai giới và mọi lứa tuổi.
  • Ngày nay do việc sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày nên bệnh ngày một tăng

Bệnh chàm có biểu hiện lâm sàng đa dạng, tiến triển dai dẳng, hay tái phát, điều trị kết quả thất thường, một mặt là do sự phát hiện được dị nguyên đã khó, việc loại trừ chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặt khác sự tác động của y học lên thể tạng Eczema còn bị nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị đúng sẽ tránh được những tác động có hại lên thể tạng Eczema ma vốn đã rất nhạy cảm.

  • Định nghĩa: bệnh chàm là một hiện tượng viêm bì, thượng bì, nguyên nhân phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên ở trong hoặc ngoài cơ thể với biểu hiện lam sàng là những ban đỏ, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa.
  1. Tiến triển và biến chứng
  • Tiến triển:

Trường hợp tìm được căn nguyên và loại trừ được căn nguyên thì bệnh sẽ khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Trường hợp liên quan đến cơ địa thì dù có điều trị hay không điều trị thì bệnh vẫn tái đi tái lại nhiều lần và giữa những lần phát bệnh có thể khỏi hẳn hoặc để lại một mảng chàm mãn tính ở một vùng nào đó.

  • Biến chứng:

Nhiễm trùng: do gãi vi khuẩn xâm nhập vào tổn thương tạo nên mụn mu hoặc vết trợt tiết dịch mủ tại tổn thương của chàm gọi là chàm nhiễm trùng.

Lichen hóa: do gãi, chà xát nhiều, từ thương tổn của chàm có thêm sẩn dày nhẵn tập trung thành từng đám mỏng giống sẩn trong bệnh lichen hóa gọi là chàm lichen hóa.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …