Phân loại bệnh chàm theo tiến triển, tính chất tổn thương và điều trị bệnh
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Bệnh da liễu
- Phân loại theo tiến triển
- Chàm cấp: tổn thương đang ở giai đoạn phù nề, đỏ, chảy dịch nhiều
- Chàm bán cấp: tổn thương còn đỏ nhưng đỡ phù nề, đỡ chảy dịch
- Chàm mạn: tổn thương da dày, thâm, lichen hóa
- Chàm nhiễm trùng: bên cạnh tổn thương da đỏ, mụn nước thành đám, rỉ dịch, còn có tổn thương mụn mủm vảy tiết của nhiễm trùng.
- Chàm hóa: ngoài những tổn thương của bệnh chính còn có tổn thương là mụn nước tập trung thành đám trên da đỏ, rỉ dịch gọi là chàm hóa như chốc chàm hóa, ghẻ thành chàm hóa, nấm chàm hóa…
- Phân loại theo tính chất tổn thương
- Chàm đỏ: tổn thương là mảng da đỏ, thường ở cẳng chân, chỉ chẩn đoán được khi chứng xuất hiện những mụn nước, rỉ dịch kín đáo.
- Chàm giống viêm quầng: viêm quầng là một bệnh da do liên cầu, với biểu hiện sốt, viêm hạch, lâm sàng là một đám đỏ kèm theo đau nhưng chàm giống viêm quầng thì không có sốt, không viêm hạch, tổn thương là đám da đỏ, mụn nước rỉ dịch và ngứa.
- Chàm khô: tổn thương không có mụn nước mà chỉ có dát màu hồng hoặc trắng trên da có vảy, số lượng ít, hay ở mặt của trẻ nhoe. Mô bệnh học có hiện tượng xốp bào.
- Chàm da mỡ: tổn thương không có mnuj nước mà chỉ có dát đỏ và vảy ẩm dính ở vùng da mỡ: mặt, cổ, ngực, lưng, da đầu…
- Chàm tổ đỉa: có thể gọi là tổ đỉa. Tổn thương là những mnuj nước to, nằm sâu dưới da khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mé các ngón tay, mé các ngón chân, khogno bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
- Chàm có sẩn: tổn thương là những sẩn huyết thanh giống như trong sẩn ngứa, chỉ khác là sẩn không rải rác mà tập trung sắp xếp thành từng đám trên nền da đỏ, trợt, rỉ dịch, kèm theo rất ngứa.
- Chàm có bọng nước: tổn thương là những mụn nước to hoặc bọng nước tập trung thành từng đám.
- Chàm có vảy to: tổn thương nằm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân vảy to lột thành mảng để hở phần thượng bì đỏ. Rỉ dịch vàng.
- Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
Bệnh đang ở thời kì cấp tính cần được nghỉ ngơi, ăn uống giảm muối, giảm chất kích thích, tránh tiếp xúc với các chất gây bệnh
Động viên bệnh nhân yên tâm, tin tưởng, tránh gãi, tránh dùng xà phòng và hạn chế chà xát lên tổn thương
Tránh dùng các chất kích ứng mạnh vì có thể gây viêm da thứ phát
Tìm nguyên nhân để loại trừ bệnh
Phương pháp điều trị:
- Tại chỗ tùy theo giai đoạn bệnh mà chọn dạng thuốc cho phù hợp:
Giai đoạn cấp tính: dùng các dung dịch như rivanol 1%, NaCl 0,9%…nếu nhiễm trùng thì dùng dung dịch sát trùng: xanh methylen 2%…
Giai đoạn bán cấp: dùng hồ bôi, kem kẽm, kem corticoid.
Giai đoạn mạn tính: mỡ corticoid, mỡ bong vảy, bạt sừng.
- Toàn thân:
Giảm cảm ứng không đặc hiệu: với người lớn dùng vitamin C 1g/ngày, caciclorua 0,5 g/ngày tiêm tĩnh mạch.
Corticoid liều cao giảm dần hoặc trung bình tùy từng bệnh nhân.
- Kháng histamin tổng hợp loại kháng H1
- Kháng sinh uống hoặc tiêm, phòng và chữa bội nhiễm vi khuẩn. Các vitamin nâng cao sức đề kháng.
Không có phản hồi