Nguyên tắc và tác dụng của thuốc bôi trong da liễu

Nguyên tắc và tác dụng của thuốc bôi trong da liễu

  1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bôi

Điều trị tại chỗ băng thuốc bôi là một khâu rất quan trọng trong điều trị các bệnh ngoài da. Ngoái tác dụng tại chỗ thuốc còn có tác dụng trên toàn thân vì trên da có nhiều mạch máu và thần kinh cảm thụ. Muốn điều trị có kết quả phải nắm vững một số nguyên tắc:

  • Theo dõi sát bệnh nhân ví có thể xảy ra các phản ứng với thuốc (kích ứng hoặc dị ứng). Theo dõi giai đoạn tiến triển của tổn thương đẻ thay đổi thuốc cho thích hợp
  • Làm sạch tổn thương và vùng da xung quanh trước khi bôi thuốc: các bệnh ngoài da có mủ hoặc viêm tấy, đóng vẩ tiết dày cần làm sạch mủ, làm bong vảy tiết, rửa sạch thuốc cũ, cắt lọc tổ chức thừa, tổ chức hoại tử hoặc cắt tóc, móng. Ngâm đắp tổn thương khi có nhiều vay bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ.
  • Chọn các dạng thuốc cho thích hợp, dạng thuốc áp dụng thay đổi dựa vào tính chất của các giai đoạn tỏn thương:

Giai đoạn cấp tính dùng thuốc dạng dung dịch

Giai đoạn bán cấp dùng thuốc dạng hồ, kem

Giai đoạn mạn tính dùng thuốc dạng mỡ

  • Tùy theo vị trí khu trú của tổn thương trên da, mức độ tổn thương theo chiều rộng, chiều sâu và tác dụng của thuốc đã sử dụng từ trước mà chọn dạng thuốc cho thích hợp: không bôi mỡ vào kẽ nếp gấp da, diện tích tổn thương rộng nên bôi xen kẽ từng vùng…
  • Cần đề phòng một số tai biến khi dùng thuốc

Một số thuốc dùng lâu ngày có thể gây nhiễm độc, như thủy ngân, Goudron… không nên dùng dài ngày trên diện da mỏng hoặc rộng, không bôi vào niêm mạc, tránh bôi thước vào tóc, gần mắt và toàn thân vì dễ gây nhiễm độc, không dùng cho trẻ em.

Một số thuốc chống chỉ định dùng vào mùa hè vì dễ gây cảm ứng với ánh sáng mặt trời

  • Một số chú ý:

Tùy theo căn nguyên gây bệnh mà ta chọn loại thuốc bôi cho thích hợp, dựa vào hoạt chất trong công thức thuốc bôi.

Để tránh những tai biến của thuốc bôi, trước khi dùng một loại thuốc cần thăm dò phản ứng của da và cơ thể đối với thuốc đó, thử bằng cách bôi vào vùng da kín, diện tích nhỏ, nồng độ thấp.

  1. Cơ chế tác dụng của thuốc bôi
  • Tác dụng của thuốc bôi phụ thuốc vào nhiều dạng thuốc:

Thuốc dạng dung dịch, dạng hồ có tác dụng giảm viêm giảm xung huyết

Thuốc dạng mỡ hạn chế bốc hơi nước, tăng xung huyết.

  • Gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của da
  • Sự ngấm thuốc qua da: tùy theo dung môi sử dụng khi điều chế thuốc mà thuốc bôi ngấm vào da nhiều hay ít, nhanh hay chậm, sâu hoặc nông.
  • Ngoài ra chúng ta cần chú ý đến các tác dụng lý hóa của thuốc như sau:

Thuốc có thể làm thay đổi pH ở vùng da được bôi thuốc

Thuốc ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa của tế bào

Thuốc có thể đưa đến các thay đổi về mặt sinh học, do thuốc thấm vào máu ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …