Một số thành phần phụ của da y học da liễu việt nam

Một số thành phần phụ của da

Bệnh da liễu

  1. Tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi là loại ống tuyến đơn giản của cơ thể và có ở hầu hết các phần da của cơ thể, toàn bộ cơ thể có khoảng 2,5 triệu tuyến mồ hôi, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân (có khoảng 620 tuyến/ cm2). Tuyến mồ hôi là loại tuyến ống cong queo cấu tạo gồm hai phần:

  • Phần chế tiết: nằm ở lớp sâu của trung bì
  • Phần bài tiết: là những ống thẳng nằm trong trung bì lên đến lớp đáy của thượng bì, thành ống gồm hai lớp tế bào biểu mô hình trụ, bên ngoài ống không có màng đáy mà được vây quanh bởi một màng thuần nhất. Khi đi qua biểu bì thì ống bài xuất không có thành riêng mà được các tế bào gai vây quanh tạo thành hình khe xoắn ốc ra tới lớp sừng thì chúng tạo thành lỗ hình phễu đổ ra ngoài.
  1. Tuyến bã

Tuyến bã có ở khắp nơi của da trừ lòng bàn tay, bàn chân. Tuyến bã tập trung nhiều ở mặt, lưng, ngực, tần sinh môn (có từ 400 đến 900 tuyến bã/cm2), vùng da còn lại có khoảng 100 tuyến bã/cm2. Tuyến bã là loại tuyến túi có nhánh, nằm ở lớp lưới của trung bì, có ống bài xuất ngắn, thành ống được phủ biểu mô lát tầng tiếp ở phía trên với bao biểu mô ngoài cùng của nang lông và đổ vào phần trên của nang lông. Một số nơi không có lông nhưng vẫn có tuyến bã như môi, vú, cơ quan sinh dục ngoài. Tuyến bã ở miệng và ở rãnh quy đầu không đổ qua ống tuyến mà bài tiết trực tiếp lên niêm mạc.

  1. Lông tóc

Lông, tóc có ở khắp nơi trên da, trên mặt của mỗi vùng da lông có chiều dài và mật độ khác nhau, một số vùng không có lông như lòng bàn tay, bàn chân. Lông bắt đầu từ trung bì là rễ lông, nó được bao bọc bởi một cái vỏ gọi là nang lông. Nang lông có 3 lớp: bao biểu mô ngoài, bao biểu mô trong và bao xơ. ở lớp  trung bì có một số cơ bám vào nang lông gọi là cơ dựng lông.

  1. Móng

Móng nằm trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón, có cấu tạo là  một tấm sừng mỏng. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da che phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng, phần còn lại dày đều hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào tiến dần lên và dẹt lại thành những lá sừng mà không có lớp hạt. Trung bì của rễ móng có nhiều mao mạch, trung bì của thân móng là một mô xơ ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên trung bì vùng thân móng rất chắc và cố định.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh da liễu
Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Khái niệm Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể: Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …