LẸO

LẸO

LẸO

ĐẠI CƯƠNG

–  Lẹo là viêm mủ cấp tính của mi mắt thường do bội nhiễm tụ cầu vàng.

–  Lẹo trong phát sinh từ tuyến Meibomius.

–  Lẹo ngoài là những mụn mủ của tuyến Zeis hoặc tuyến Moll.

–  Lẹo thường hay tái phát.

CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

– Hỏi bệnh: khởi phát cách vài ngày, mắt sưng đỏ và đau.

– Khám:

+ Bờ mi sưng tấy tại một điểm, ấn đau, đỏ, kết mạc sung huyết nhẹ.

+ Nếu kéo dài nhiều ngày, lẹo tập trung thành mủ, đôi khi sưng to thành ápxe mi vỡ ra phía bờ mi.

+ Đối với những trường hợp lẹo tái phát cần chú ý phát hiện nguyên nhân toàn thân: đái tháo đường…

2. Chẩn đoán xác định: Bờ mi sưng tấy tại một điểm, ấn đau, đỏ, kết mạc sung huyết nhẹ.

3. Chẩn đoán phân biệt

–  Viêm kết mạc nặng: sờ tay không thấy nốt tròn dưới da, có thể có giả mạc dễ biến chứng lên giác mạc, tiết tố nhiều, tái tạo nhanh.

–  Viêm mô tế bào hốc mắt: mi đỏ, phù nề, có thể kèm sốt.

ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

–  Giữ vệ sinh mắt.

–  Chườm ấm bằng gạc sạch.

–  Rạch thoát lưu mủ.

–  Kháng sinh.

2. Điều trị ban đầu :Chườm ấm mi mắt, bằng gạc sạch 15 – 20 phút, ngày 4 lần.

3. Điều trị tiếp theo

– Nếu mủ đã hình thành hay không cải thiện sau 48 giờ chườm ấm: phẫu thuật rạch lẹo:

+ Gây tê tại chỗ bằng thuốc tê bôi hoặc tiêm dưới da.

+ Dùng cặp cố định lẹo.

+ Đường rạch da phải song song với bờ mi để tránh làm đứt cơ vòng cung mi, vết mổ dễ liền.

+ Băng mắt.

– Sau khi rạch, nếu nặng cho uống Oxacyllin 50 – 100 mg/kg/ngày chia 3 lần, nếu nhẹ uống Amoxycillin 20 – 40 mg/kg/ngày chia 3 lần.

– Kháng sinh nhỏ mắt 3 – 5 ngày:

+ Chloramphenicol 0, 4% + Dexamethasone 0, 1%, nhỏ 4 – 8 lần/ngày. Hoặc

+ Tobramycin 0, 3% + Dexamethasone 0, 1%, nhỏ 4 – 8 lần/ngày. Hoặc

+ Ofloxacin 0, 3% + Dexamethasone 0, 1%, nhỏ 4 – 8 lần/ngày. Hoặc

+ Gentamycin 0, 3% + Dexamethasone 0, 1%, nhỏ 4 – 8 lần/ngày.

–  Lẹo tự vỡ mủ và mới vỡ mủ: cũng cần chích lại và nạo hết mủ, kết hợp thuốc như trên.

4. Theo dõi và tái khám

a. Chăm sóc và theo dõi tại nhà

–  3 giờ sau mổ mở băng mắt và nhỏ mắt, uống thuốc theo toa.

–  Hạn chế dụi tay vào vết mổ.

b. Phòng ngừa

–  Giữ gìn vệ sinh mắt.

–  Ăn uống điều độ, tránh ăn ngọt.

–  Tránh táo bón.

c. Hẹn tái khám

–  Hẹn tái khám: sau 3 – 5 ngày.

–  Dấu hiệu nặng cần khám ngay: sau thời gian uống thuốc mắt vẫn sưng to, có máu hoặc mủ chảy ra từ vết mổ

 

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

U MI, U KẾT MẠC
Bệnh về mắt
U MI, U KẾT MẠC

U MI, U KẾT MẠC I. TRIỆU CHỨNG 1. Chủ quan: – Cộm, xốn, vướng do u chà vào mắt. – U lớn nhanh gây mất thẩm mỹ. – Đôi khi chảy máu hoặc dịch tiết. 2. Khách quan: – Kích thước u. – Tính chất: bờ, màu sắc, độ dính, …

SỤP MÍ
Bệnh về mắt
SỤP MÍ

Contents1 SỤP MÍ 1.0.1 I. TRIỆU CHỨNG1.0.2 II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT1.0.3 III. NGUYÊN NHÂN1.0.4 IV. CẬN LÂM SÀNG: 1.0.5 V. ĐIỀU TRỊ1.0.6 VI. THEO DÕI: SỤP MÍ  I. TRIỆU CHỨNG Thay đổi tùy theo loại sụp mí II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 1. SM bẩm sinh. 2. SM do tuột chỗ …

VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI
Bệnh về mắt
VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI

Contents1 VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI1.0.1 I. ĐẠI CƯƠNG VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI:1.0.2 2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI:1.0.3 3. CHẨN ĐOÁN VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI:1.0.4 4. ĐIỀU TRỊ VIÊM MỐNG MẮT – THỂ MI:1.0.5 5. THEO DÕI VÀ TÁI …