HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT)

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT)

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT)

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

– Là rối loạn chức năng của đại tràng.

– Trước đây, nhiều tên gọi : viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng thần kinh, co thắt đại tràng.

2. Các yếu tố thúc đẩy

– Stress

– Làm việc ngồi nhiều một chỗ

– Khởi phát sau khi ăn uống một số chất: chocola, rượu bia, cà phê, sữa…

– Nhiễm trùng tiêu hoá cấp hay dùng kháng sinh

– Uống thuốc nhuận tràng hoặc chống tiêu chảy

CHẨN ĐOÁN:

1. Chẩn đoán xác định

a. Phải thỏa mãn đủ cả 02 điều kiện sau:

+ Không có dấu hiệu báo động.

+Phù hợp tiêu chuẩn ROME III.

– Tiêu chuẩn ROME III:

+Trong 3 tháng qua có ít nhất 3 ngày/ tháng bn có đau hoặc khó chịu ở bụng kèm theo ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu sau :

Cải thiện sau đi cầu .

Khởi phát kèm thay đổi số lần đi cầu .

Khởi phát kèm thay đổi hình dạng, tính chấtcủa phân

+ Triệu chứng khởi phát ít nhất 6 tháng.

– Dấu hiệu báo động:

Hỏi bệnh

Khám

Khởi phát tuổi > 50

Thăm trực tràng có máu

Tiền sử gia đình: polyp , K đại tràng

Thiếu máu

Có máu trong phân

Sờ thấy khối ở bụng

Sốt

Có dấu tắc ruột / bán tắc

Sụt cân

Suy kiệt

Tiêu chảy liên tục

 

b. Nếu không thỏa mãn 2 điều kiện trên: phải dựa vào lâm sàng và kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng:

– Lâm sàng: Có thể có các biểu hiện sau đây

+ Đau bụng / khó chịu ở bụng

+ Tiêu chảy : thường gặp

+ Táo bón : đi cầu < 3 lần/ tuần

+ Táo bón / xen kẽ tiêu chảy.

+ Chướng bụng

+ Cảm giác đi cầu không hết

– Cận lâm sàng : Phải có đầy đủ các xét nghiệm sau đây

+ XN máu: Công thức máu, vi sinh, đường máu, TSH , Ion đồ : Bình thường

– XN phân : Máu ẩn/phân (-), Ký sinh trùng đại tràng (-)

– XQ đại tràng / soi đại tràng : Bình thường.

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị không dùng thuốc

– Giải thích trấn an bệnh nhân .

– Tâm lý liệu pháp, thư giãn.

– Chế độ ăn uống :

+ Cần kiêng đồ béo, đồ sống, rau tươi, rượu

+ Hiệu quả : 10 – 60% số trường hợp.

2. Điều trị bằng thuốc

2.1. Thuốc tác động nhu động ruột

→ Giảm triệu chứng đau bụng  

Có thể dùng 01 trong 2 nhóm thuốc sau

– Ức chế phó giao cảm :

+ Atropin : Chỉ có dạng tiêm

+ Dẫn xuất Atropine : Hyoscin (Buscopan 10mg) 1v x 3 (u)

+ Chống chỉ định : Bí tiểu, Glaucoma.

– Giãn cơ trơn:

+ Ít tác dụng phụ , không có chống chỉ định

+ Spasmaverin, Alverin (Meteospasmyl), drotaverin (Nospa),……

+ Trimebutine (Debridat) : Điều hòa nhu động ruột. Liều dùng : 1-2 viên x 2-3 lần / ngày

2.2. Thuốc giảm tiêu chảy :

– Loperamide (Imodium): 1v x 2-3 lần/ngày

– Bảo vệ niêm mạc ruột

+ Than họat ( CARBOGAST, CARBOTRIM) 2 viên x 2-3 lần/ngày + Đất sét (Smecta, Actapulgite): 1 gói x 2-3 lần/ngày

2.3 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu → giảm triệu chứng táo bón.

– Đường : Sorbitol, Lactulose (Duphalac) 1 gói x 2-3 lần/ngày

– Cao phân tử : Macrogol (FORLAX) 1 gói x 1-3 lần/ngày

2.4. Thuốc giải lo âu – an thần:

– Hiệu quả khi bệnh nhân quá lo âu, stress, căng thẳng.

– Thường dùng Diazepam 5mg: 1 viên, uống tối.

– Hoặc Sulpiride 50mg : 1v x 2-3 lần/ngày.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Bệnh tiêu hóa
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA   ĐẠI CƯƠNG Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cao do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là xuất huyết do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày hoặc hành tá tràng mà trong đó phần lớn …

BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ
Bệnh tiêu hóa
BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ

BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ   ĐẠI CƯƠNG 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) ở Việt Nam do loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini ký sinh trong đường mật gây nên. 2. Phân bố Bệnh sán lá gan nhỏ đã được xác định …

UNGTHƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG
Bệnh tiêu hóa
UNGTHƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG

UNGTHƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG   ĐẠI CƯƠNG – Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) đứng hàng thứ ba của ung thư (sau ung thư phổi và vú), cho đến năm 2008 thì UTĐTT là nguyên nhân gây từ vong cao liên quan đến ung thư. Phẫu thuật điều trị UTĐTT có …