HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

 

ĐẠI CƯƠNG

Biến chứng hạ đường huyết có thể xuất hiện khi bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng insulin hoặc sulfonylurea. Đây là một yếu tố gây cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào tam chứng Whipple:

– Triệu chứng hạ đường huyết:

+ Triệu chứng của rối loạn thần kinh giao cảm: lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác đói cồn cào.

+ Triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê.

– Nồng độ đường trong máu thấp < 3,9mmol/l.

-Triệu chứng lâm sàng mất đi khi nồng độ đường huyết về bình thường.

* Lưu ý: một số bệnh nhân hạ đường huyết không có triệu chứng, có thể đột ngột đi vào hôn mê ngay. Thường là bệnh nhân bị đái tháo đường lâu, bệnh nhân có biến chứng thần kinh, bệnh nhân đã bị hạ đường huyết nhiều lần…

– Trường hợp nghi ngờ nhưng không thử được đường huyết ngay có thể test truyền glucose ưu trương, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 15 phút.

2. Chẩn đoán nguyên nhân thường gặp

-Quá liều thuốc insulin hoặc sulfonylurea.

– Bỏ bữa hoặc ăn không đầy đủ.

– Uống rượu.

– Điều trị không đúng chỉ dẫn.

– Hoạt động thể lực quá sức.

ĐIỀU TRỊ

– Ngừng các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin đang dùng.

-Trường hợp hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân tỉnh táo:

+ Ăn ngay bánh, hoa quả có sẵn.

+ Nếu không đỡ cần tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cafe đường pha trong 100ml nước).

– Truyền đường glucose trong trường hợp hạ đường huyết nặng, ý thức không tỉnh táo, bệnh nhân không thể ăn bằng đường miệng.

+ Tiêm tĩnh mạch 20 – 50ml glucose 30%.

+ Tiếp theo truyền đường glucose 5% (hoặc glucose 10%) để duy trì đường huyết > 5,6mmol/l.

– Glucagon 1mg (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da); chỉ định cho bệnh nhân hạ đường huyết nặng, không có khả năng ăn bằng đường miệng hoặc những bệnh nhân không thể đặt đường truyền tĩnh mạch ngay khi cấp cứu.

PHÒNG BỆNH

– Giáo dục bệnh nhân phát hiện và cách xử trí tại nhà khi có hạ đường huyết.

– Tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện, cách sử dụng thuốc.

– Theo dõi đường huyết thường xuyên, kiểm soát đường huyết ở mức độ hợp lí đối với những bệnh nhân đái tháo đường mất khả năng nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết do biến chứng thần kinh tự động.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HẠ GLUCOSE MÁU
Bệnh đái tháo đường
HẠ GLUCOSE MÁU

HẠ GLUCOSE MÁU I. ĐẠI CƯƠNG Đặc điểm sinh lý Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong máu (hệ tuần hoàn). Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose huyết tương …

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Bệnh đái tháo đường
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 I. CÁC THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU BẰNG ĐƯỜNG UỐNG Metformin (Dimethylbiguanide) Là thuốc được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia. Trước đây 30 năm là thuốc điều trị chính của đái tháo đường typ 2. Các loại …

HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường
HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG I. ĐẠI CƯƠNG Đặc điểm Đây là hội chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam. Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao ngay cả khi …