Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

Dịch tễ học và căn nguyên bệnh sinh bệnh viêm da tiếp xúc

  1. Khái niệm

Viêm da tiếp xúc là một thuật ngữ chung để chỉ một phản ứng viêm da cấp hoặc viêm da mạn tính khi có một dị nguyên tiếp xúc với da, bao gồm hai thể:

  • Viêm da tiếp xúc trực ứng là do tác động của chất kích thích trực tiếp lên da, khởi phát nhanh từ 4 đến 12 giờ sau tiếp xúc
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ xảy ra ở bệnh nhân mà trước đó đã được mẫn cảm với dị nguyên khác nhau có nguồn gốc từ ngoại giới. Viêm da tiếp xúc cấp tính khởi phát trong vòng 1 ngày đến vài tuần, mạn tính có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
  1. Dịch tễ học
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm khoảng 1 đến 2 phần trăm dân số, một số nhóm có nguy cơ cao là những bệnh nhân bị bệnh da mạn tính như loét chân, nhạy cảm với các dược phẩm, những công nhân bị phơi nhiễm với những hóa chất nhạy cảm phổ biến như crom trong công nghiệp xây dựng hoặc chất màu trong sản xuất đồ da có tỉ lệ mắc bệnh cao.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng thường mang tính chất dịch tễ gặp vào tháng 5 đến tháng 10 như viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, do phấn của bướm hay côn trùng khác.
  • Viêm da tiếp xúc trực ứng, mọi người khi tiếp xúc đều dễ mãn cảm. Khởi phát nhanh sau khi tiếp xúc và các tổn thương xuất hiện ngay lần đầu tiên tiếp xúc tại nơi tiếp xúc.
  1. Căn nguyên bệnh sinh
    • Căn nguyên
  • Các chất hóa học kích thích da mạnh như hơi độc, phenol, acid, kiềm… thương gây ra viêm da tiếp xúc trực ứng
  • Căn nguyên gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng thương đa dạng như:

Mỹ phẩm, chất nhuộm màu, thuốc nhuộm tóc…

Phấn côn trùng như kiến ba khoang, bướm hai chấm đục thân lúa, một số loài khác do trong cơ thể chúng có chứa chất phospho khi tiếp xúc vào da gây tổn thương như bọ xít mướp màu xanh hoặc đen.

Thực vật như cây sơn

Đồ dùng, vật dụng cá nhân

Một số chất theo nghề nghiệp gây viêm da tiếp xúc

  • Bệnh sinh
  • Viêm da tiếp xúc trực ứng:

Cấp tính: bất kì người nào khi tiếp xúc với chất đó lần đầu tiên đều bị phản ứng như nhau, tổn thương khởi phát nhanh và xuất hiện ngay tại chỗ tiếp xúc như tiếp xúc với hơi độc, các chất kích thích mạnh như acid, kiềm.

Bán cấp: có sự kích thích tiếp diễn như viêm da do tã lót ở trẻ nhỏ.

Mạn tính: do tiếp xúc lâu dài, lặp đi lặp lại với những chất làm giảm màng bảo vệ bình thường của dịch ở trong và trên biểu bì.

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mà trước đó cơ thể đã được mẫn cảm do tiếp xúc với dị nguyên. Tiếp xúc với kháng nguyên gây phản ứng viêm da gián tiếp do các tế bào lympho T được mẫn cảm dặc hiệu.
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh da liễu
3
Đặc điểm lâm sàng viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc trực ứng Sau khi tiếp xúc với chất gây kích thích mạnh, vùng da bị ảnh hưởng có màu đỏ nâu và có những mụn nước. Các tổn thương xuất hiện nhanh trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc kèm theo đau …

phân loại bệnh chàm theo căn nguyên
Bệnh da liễu
phân loại bệnh chàm theo căn nguyên

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ (nhũ nhi): Trung bình bệnh phát lúc trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hai tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ bụ bẫm, trẻ …

Phân loại bệnh chàm theo tiến triển, tính chất tổn thương và điều trị bệnh
Bệnh da liễu
Phân loại bệnh chàm theo tiến triển, tính chất tổn thương và điều trị bệnh

  Phân loại theo tiến triển Chàm cấp: tổn thương đang ở giai đoạn phù nề, đỏ, chảy dịch nhiều Chàm bán cấp: tổn thương còn đỏ nhưng đỡ phù nề, đỡ chảy dịch Chàm mạn: tổn thương da dày, thâm, lichen hóa Chàm nhiễm trùng: bên cạnh tổn thương …