ĐAU VÚ KHÔNG CÓ TỔN THƯƠNG THỰC THỂ ĐI KÈM

ĐAU VÚ KHÔNG CÓ TỔN THƯƠNG THỰC THỂ ĐI KÈM

ĐAU VÚ KHÔNG CÓ TỔN THƯƠNG THỰC THỂ ĐI KÈM

 

CHẨN ĐOÁN

Đau theo chu kỳ kinh: đau nhiều trước khi hành kinh, thời gian đau thay đổi và tự hết sau hành kinh.

+ Thường một bên, không rõ vị trí.

+ Cảm giác trì nặng, sưng phồng và căng đau, lan đến cánh tay và nách.

+ Có liên quan đến nội tiết sinh dục.

Đau không theo chu kỳ kinh:liên quan đến sang chấn tinh thần, chấn thương, xơ sẹo từ những lần sinh thiết vú trước.

+ Thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi có chu kỳ kinh không đều.

+ Thường ở một bên vú.

+ Cảm giác đau nhói, rát bỏng trong vú.

+ Thỉnh thoảng có sự hiện diện của bướu sợi tuyến hay nang vú.

Lưu ý: những trường hợp đau vú trong thai kỳ và thời kỳ hậu sản (tham khảo phác đồ Viêm vú – áp xe vú).

XỬ TRÍ

Khi đau ảnh hưởng đến chất lượng sống.

1. Điều trị không dùng thuốc:

– Chế độ ăn uống:

+ Hạn chế hay tránh dùng cà phê, trà, ca cao, chocolates và các chất béo.

+ Nên dùng thực phẩm giàu carbohydrates phức hợp (ngũ cốc, rau củ).

– Bổ sung Vitamin E 400 đơn vị/ngày (tối đa 6 tháng).

– Dầu Evening primrose: 6-8 g/ngày (uống 1-3 lần /ngày), tối đa 6 tháng.

2. Điều trị bằng thuốc:

Theo trình tự ưu tiên:

NSAIDS, Acetaminophen

 

NSAIDS: Ibuprofen 400mg mỗi 4-6 giờ, diclofenac 50mg 2-3 lần / ngày, …

Paracetamol: 10-15mg/ kg thể trọng mỗi 4-6 giời, không quá 60mg/kg trong 24 giờ

Paracetamol + ibuprofen : alaxan 1-2 viên x 3 lần/ ngày.

Danazol 200mg, 100mg

100-400 mg/ngày x 3-6 tháng

Tamoxifen10mg

10 mg/ngày. Tái phát 39-48% sau khi ngưng sử dụng.

Bromocriptine 2,5mg

Tăng liều dần từ 1,25mg/ngày – 5mg/ngày (tùy đáp ứng của bệnh nhân)

Nội tiết sinh dục

Viên tránh thai phối hợp hoặc progestin 3-6 tháng

Cân nhắc hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

RONG KINH RONG HUYẾT
Bệnh phụ khoa
RONG KINH RONG HUYẾT

RONG KINH RONG HUYẾT   ĐẠI CƯƠNG – Chảy máu bất thường từ niêm mạc tử cung, thường được gọi là rong kinh –rong huyết là một vấn đề thường gặp trong lâm sàng phụ khoa với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Rong kinh, rong huyết đều là triệu …

SẢN PHỤ BỊ BỆNH HẸP VAN 2 LÁ
Bệnh phụ khoa
SẢN PHỤ BỊ BỆNH HẸP VAN 2 LÁ

SẢN PHỤ BỊ BỆNH HẸP VAN 2 LÁ   ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Hẹp van 2 lá là bệnh van tim thường gặp nhất trong thai kỳ và hầu như luôn kết hợp với bệnh tim hậu thấp. Tỉ lệ bệnh tim hậu thấp đã giảm nhiều ở các …

THAI KỲ VỚI MẸ RHESUS ÂM
Bệnh phụ khoa
THAI KỲ VỚI MẸ RHESUS ÂM

THAI KỲ VỚI MẸ RHESUS ÂM   Một thai kỳ với mẹ Rhesus âm cần chuẩn bị dự phòng cho – Bệnh lý tán huyết ở thai kỳ sau. – Tình trạng băng huyết sau sinh cần truyền máu cho mẹ ở lần sinh này. – Tình trạng tán huyết …