Căn nguyên bệnh sinh và dự phòng bệnh chàm
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Bệnh da liễu
- Căn nguyên bệnh sinh
Nguyên nhân sinh bệnh chàm đến nay chưa rõ nhưng nói chung người ta đưa ra hai yếu tố: yếu tố cơ địa và yếu tố dị nguyên
- Yếu tố cơ địa
90% bệnh nhân có thể tạng dị ứng do di truyền gen. Những rối loạn chức năng một số tạng đưa đến thay đổi cơ địa làm bệnh nhân bị chàm như rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết hoặc thiếu một số các vitamin như vitamin E, B6, B12.
Trong bệnh chàm thể địa yếu tố cơ địa thể hiện: da khô và suy yếu chức năng hành rào bảo vệ nên dễ bị tổn thương bởi những kích thich, có suy giảm tạm thời tế bào Lympho T ức chế và bạch cầu ái toan.
- Các tác nhân kích thích
Các tác nhân nội sinh:
- Các neuropeptid làm thay đổi tính thấm thành mạch và kích thích đầu mút thần kinh gây ngứa
- Căng thẳng thần kinh, sang chấn về tinh thần gây phát bệnh và vượng phát bệnh.
- Mất thăng bằng ATP làm giải phòng ra các chất hóa học trung gian và ra viêm.
Các tác nhân ngoại sinh:
Các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, các yếu tố vật lý, hóa học, thức ăn, vi trùng, các chất tiếp xúc qua da, sự thay đổi khí hậu, các chất phát sinh trong môi trường sống hàng ngày là những yếu tố gây phát bệnh và vượng phát bệnh ở nhiều bệnh nhân.
- Một số biến đổi miễn dịch
Riêng trong bệnh chàm thể địa người ta thấy có một số biến đổi miễn dịch:
Tại da:
- Hàng rào miễn dịch bị suy giảm. Có tăng mất nước qua thượng bì làm cho da bệnh nhân dễ bị tổn thương.
- Hàng rào tế bào bị thay đổi: tế bào Langerhans tăng cả về số lượng và tăng cả về hoạt động, tăng bạch cầu ái kiềm tại tổn thương da, các tế bào snwgf bị hoạt hóa
- Tăng lượng histamin tại da.
Trong máu bệnh nhân:
- Tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi
- Miễn dịch dịch thể bị thay đổi, tế bào lympho B có thể tăng về số lượng và do đó làm tăng sản xuất globulin miễn dịch, nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng IgE trong huyết thanh ở 80 đến 90% số bệnh nhân bị chàm.
- Số lượng tế bào TCD8 giảm
- Tóm lại: những dị nguyên bên trong và ngoài cơ thể tác động lên cơ địa di ứng sinh ra một loạt các biến đổi, trong đó có biến đổi về miễn dịch được coi là quan trọng nhất.
- Phòng bệnh
Cấp 1: tránh những dị nguyên nghi ngờ gây bệnh, giữ vệ sinh da, dùng thuốc đúng phương pháp và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh giã, chà xát da khi bị các bệnh về da khác.
Cấp 2: khi bị bệnh nên điều trị sớm, tránh gãi, chà xát tổn thương, tránh dùng các thuốc kích ứng da mạnh.
Cấp 3: trường hợp bệnh nặng nên cho bệnh nhân điều trị tại tuyến chuyên khoa.
Cán bộ y tế cơ sở luôn được tập huấn bổ sung kiến thức , tuyên truyền giáo dục y tế, tư vấn phòng bệnh cho cộng đồng.
Không có phản hồi