Các bài thuốc chữa viêm bàng quang cấp và mạn tính theo YHCT

Các bài thuốc chữa viêm bàng quang cấp và mạn tính theo YHCT

Bệnh thận - tiết niệu

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm bàng quang cấp tính và  mạn tính là bệnh thuộc phạm vi chứng ngũ lâm.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh là do thấp nhiệt xâm phạm vào cơ thể gây ra bệnh cấp tính, trường hợp bẩm tố âm hư hay huyết nhiệt, thấp nhiệt tồn tại gây ra bệnh mạn tính.

Bệnh viêm bàng quang cấp tính và  mạn tính là bệnh thuộc phạm vi chứng ngũ lâm.

1. Viêm bàng quang cấp tính (thấp nhiệt):

  • Triệu chứng: sốt, đau tức bụng vùng hạ vị, đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đại tiện táo, lưỡi vàng, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bồ công anh: 20g, mã đề: 16g, thài lài tía: 12g, râu ngô: 12g, chi tử: 12g, cam thảo dây: 12g, rau má: 12g, mộc thông: 12g.

Bài 2: bài “Đạo xích tán” gồm: lá tre: 16g, sinh địa: 12g, mộc thông: 12g, hoàng cầm: 12g, cam thảo: 6g, đăng tâm: 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: bài “Chỉ trọc cố bản giao nhị thang” gồm: hoàng bá: 12g, hoàng liên: 12g, phục linh: 12g, rễ cỏ tranh: 12g, sa tiền: 16g, trư linh: 8g, mộc thông: 8g, hoạt thạch: 8g, bán hạ chế: 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: bài “Bát chính tán gia giảm” gồm: tỳ giải: 20g, bồ công anh: 20g, sài hồ: 12g, hoàng cầm: 12g, hoạt thạch: 12g, cù mạch: 12g, biển súc: 12g, mộc thông: 6g. Trường hợp tiểu tiện ra máu thì thêm sinh địa: 12g, chi tử sao đen: 12g, rễ cỏ tranh: 12g. Trường hợp đau tức vùng hạ vị thì thêm ô dược: 8g, khổ luyện tử: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt quan nguyên, khí hải, trung cực, thận du, khúc cốt, tam âm giao, thái khê.

2. Viêm bàng quang mạn tính:

Nguyên nhân là do âm hư, thận âm hư kết hợp với thấp nhiệt.

  • Triệu chứng: chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, mỏi lưng, hơi tức vùng hạ vị, tiểu nhiều, nước tiểu vàng, đái dắt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc hơi vàng, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: dưỡng âm bổ thận, thanh nhiệt trừ thấp.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kim ngân hoa: 20g, tỳ giải: 16g, sa tiền: 16g, thục địa: 12g, thạch hộc: 12g, sa sâm: 12g, ngưu tất: 12g, hoàng bá nam: 12g.

Bài 2: bài “Bát vị tri bá gia giảm” gồm: thục địa: 12g, hoài sơn: 12g, hoàng bá: 12g, sơn thù: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, phục linh: 8g, tri mẫu: 8g. Trường hợp dung tích bàng quang giãn, có kèm theo đái són, đi tiểu nhiều lần, người mệt mỏi, hoa mắt thì bỏ vị tri mẫu, hoàng bá, thêm các vị thuốc bổ khí như đảng sâm: 16g, hoàng kì: 12g, bạch truật: 12g. Trường hợp đau lạnh lưng, chân tay lạnh thì bỏ tri mẫu, hoàng bá thêm các vị thuốc ôn bổ thận dương như thỏ ty tử: 12g, ba kích: 12g, phụ tử chế: 12g, nhục quế: 4g.

Bài 3: bài “Ngân kiều thạch hộc thang” gồm: bài “Lục vị địa hoàng thang” thêm kim ngân: 12g, liên kiều: 12g, thạch hộc: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại huyệt thận du, bàng quang du, trung cực, quan nguyên, tam âm giao. Trường hợp thiên về hư hàn thì cứu tại huyệt quan nguyên, khí hải, trung cực, mệnh môn, thận du, tam âm giao.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh thận - tiết niệu
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG   ĐẠI CƯƠNG 1.Định nghĩa Bệnh thận đái tháo đường là một trong các biến chứng mạn tính gây tổn thương mạch máu nhỏ của đái tháo đường (ĐTĐ), bên cạnh biến chứng võng mạc, và biến chứng thần kinh ngọai biên và thần kinh …

VIÊM BÀNG QUANG CẤP
Bệnh thận - tiết niệu
VIÊM BÀNG QUANG CẤP

VIÊM BÀNG QUANG CẤP   ĐẠI CƯƠNG 1.Định nghĩa Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. 2.Nguyên nhân gây bệnh 2.1. Các loại vi khuẩn thường gặp: Vi khuẩn gram(-) chiếm khoảng 90%, vi khuẩn gram(+) chiếm khoảng 10%. – Escherichia coli: 70 …

TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Bệnh thận - tiết niệu
TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT Ở NGƯỜI CAO TUỔI

TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT Ở NGƯỜI CAO TUỔI   ĐẠI CƯƠNG Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu tiện không tự chủ được xác định là bất kỳ sự phàn nàn về sự dò rỉ nước tiểu không tự chủ gây khó chịu.Tiểu không kiểm soát là một …