BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI

BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI

BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI

 

ĐẠI CƯƠNG:

Là sự lan truyền của nhiễm trùng ra khỏi khoảng thông bào và niêm mạc của xương chũm và tai giữa vào nội sọ.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

– Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, môi khô, lưỡi dơ, tiểu ít.

– Viêm xương chũm cấp hoặc mạn tính hồi viêm

– Viêm màng não

–  Áp xe ngoài màng cứng: Thường không triệu chứng đặc hiệu và được phát hiện trong lúc mổ.

– Áp xe đại não

– Áp xe tiểu não

– Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên

– Thủy thủng màng não

– Áp xe dưới màng cứng

CHẨN ĐOÁN:

– Viêm tai xương chũm tái phát nhiều lần + hội chứng nhiễm trùng nặng

– Công thức máu, Nội soi tai

– CT scan tai xương chũm, Chọc dịch não tủy

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị ngoại khoa

–  Khoét rỗng đá chũm toàn phần mở rộng, để hở da sau tai. Chỉnh hình  vành tai – ống tai và khâu da sau tai thì 2 khi ổn và hố mổ lên mô hạt tốt.

–  Các trường hợp Áp xe não: phối hợp với chuyên khoa ngoại thần kinh:

+ Tiếp cận ổ áp xe: hút rửa, dẫn lưu.

+  Khi bệnh nhân tương đối ổn định,Khoét rỗng đá chũm lấy sạch bệnh tích.

–  Thắt tĩnh mạch cảnh trong nếu cần.

2. Điều trị nội khoa

2.1. Kháng sinh:

Dựa vào kháng sinh đồ

–  Trước khi có kết quả kháng sinh đồ :

+ Metronidazol (Servizol 0,5g/100ml):1chai x 2-3 lần /24giờ.

+ Gentamycine 0,08g/2ml

Trẻ em: 20-40mg/10kg /24 giờ.

Người lớn: 1-2ống /24 giờ.

+ Cephalossporin:

Cefuroxime:  Người lớn 0,75g x 2-3 lần/24g. Trẻ em 30mg-100mg/kg/ x 3lần/24 giờ (Tiêm TM)

hoặc: Cefotaxime Người lớn 1-3gx2-4 lần/24h. Trẻ em: 150-200 mg/kg/24 giờ (Tiêm TM)

hoặc Ceftazidime  hoặc Ceftriaxone: Trẻ em: 25-150mg/kg/24 giờ. Người lớn:1g -2g x 2-3lần / 24 giờ

–  Sau khi có kết quả kháng sinh đồ: đổi theo kháng sinh đồ

2.2. Chống tăng áp lực nội sọ:

–  Thở oxy

–  Manitol 20% x 250ml TTM nhanh (hoặc glucose 30%).

–  Corticoid (Solumedrol 40mg/ống, Depersolone 30mg/ống) trong 4 ngày.

2.3. Điều trị hỗ trợ:

–  Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol: 30 – 40mg/kg/24giờ

–   Bù nước và điện giải: Lactate Ringer 500ml, Glucose 5% 500ml truyền TM

2.4. Theo dõi dịch não tủy:

Dịch não tủy được theo dõi mỗi 2 ngày, 4 ngày, 6ngày cho đến khi kết quả dịch não tủy trở về bình thường.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ÁP-XE QUANH AMIĐAN
Bệnh tai mũi họng
ÁP-XE QUANH AMIĐAN

ÁP-XE QUANH AMIĐAN   ĐẠI CƯƠNG Áp-xe quanh amiđan là sự mưng mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài bọc amiđan. TRIỆU CHỨNG 1. Giai đoạn đầu . Khởi đầu bằng đau họng vài ngày rồi bớt nhưng không hết hẳn, sau đó đau họng trở …

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH CÓ CHOLESTEATOMA
Bệnh tai mũi họng
VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH CÓ CHOLESTEATOMA

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH CÓ CHOLESTEATOMA   ĐẠI CƯƠNG 1.Định nghĩa − Viêm tai giữa (VTG) mạn tính có cholesteatoma là VTG mạn tính trong hòm tai có biểu mô Malpighi sừng hoá. Tổ chức này có thể ở dạng túi nang ranh giới rõ hoặc phân nhánh từ …

VIÊM THANH QUẢN CẤP TRẺ EM
Bệnh tai mũi họng
VIÊM THANH QUẢN CẤP TRẺ EM

VIÊM THANH QUẢN CẤP TRẺ EM   ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa: – Viêm thanh quản cấp là bệnh lý viêm cấp tính thanh quản (nắp thanh quản, thanhmôn, hạ thanh môn), biểu hiện đặc trưng bởi hội chứng lâm sàng: thở rít, khàn giọng, ho ông ổng. – Bệnh …